Kinh nghiệm du lịch Làng cổ Đường Lâm an toàn, tiết kiệm chi phí

 
Là một trong những ngôi làng cổ xưa, lâu đời mang nhiều nét văn hóa đặc sắc, Làng cổ Đường Lâm là một trong những điểm dừng chân lý tưởng của đông đảo du khách khi đến với Hà Nội.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, ngôi làng xưa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo với cây đa, bến nước, sân đình,…..Cùng theo chân chúng tôi để khám phá, du lịch làng cổ Đường Lâm – Cổ trấn bị lãng quên này nhé!

Giới thiệu về Làng cổ Đường Lâm

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 44km về phía Tây, làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Đây cũng là ngôi làng cổ đầu tiên vinh dự được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào ngày 19/5/2006.
du lịch làng cổ Đường Lâm

Nổi tiếng với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa, hiện nay Làng cổ Đường Lâm còn là điểm dừng chân hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, ngôi làng này chỉ đứng sau phố cổ Hội An về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật.
Hiện nay, giá vé tham quan, du lịch làng cổ Đường Lâm là 20.000 VND / người.

Thời điểm thích hợp để thăm quan Làng cổ Đường Lâm

Du khách có thể ghé thăm làng cổ Đường Lâm vào bất cứ thời điểm nào trong năm, khoảng thời gian lý tưởng nhất cho một chuyến du hí là mùa lễ hội và mùa lúa chín.

Mùa lễ hội

Tháng giêng âm lịch hàng năm là thời gian diễn ra mùa lễ hội ở Đường Lâm. Du lịch làng cổ thời gian này, bạn sẽ có cơ hội được khám phá, tìm hiểu thêm về một số nghi thức, lễ hội, phong tục tại đây.
Trong đó, nổi bật nhất và linh thiêng nhất phải kể đến lễ hội truyền thống làng Mông Phụ diễn ra từ ngày mồng 4 đến mồng 10.
mùa lễ hội

Ngoài ra, lễ tế Thành Hoàng tại đây cũng được nhiều du khách yêu thích bởi nhiều hoạt động thú vị như: dâng lợn, rước kiệu, dâng gà,…..cùng nhiều trò chơi dân gian như: chọi gà, cờ tướng,…...
Đặc biệt, cũng vào mùa lễ hội, khi du lịch làng cổ Đường Lâm, du khách không chỉ được đắm chìm vào không khí lễ nội náo nhiệt, sôi động mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản mà chỉ có trong ngày hội.

Mùa lúa chín

Cứ vào tháng 5, tháng 6 hàng năm là Đường Lâm lại được nhuộm vàng bởi những cánh đồng lúa chín. Đây cũng là thời điểm du khách kéo về đây đông nhất.
mùa lúa chín

Cảnh sắc thôn quê yên bình với sắc vàng rực của màu lúa chín cùng những con đường trải đầy thóc, rơm khô tạo nên một khung cảnh làng quê yên bình, ấm no mà hiếm nơi nào có được.

Cách di chuyển đến làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm nằm ở ngoại thành Hà Nội, do đó việc di chuyển đến đây khá thuận lợi, dễ dàng.
Dưới đây là một số cách thức di chuyển đến Đường Lâm mà du khách có thể tham khảo:

Đi bằng xe buýt

Từ Hà Nội có 3 tuyến xe bus di chuyển đến làng cổ Đường Lâm:
  • Xe bus 71: Xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi bến xe Sơn Tây. Giá vé: 20.000 đồng
  • Xe bus 73: Xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi chùa Thầy. Giá vé: 10.000 đồng
  • Xe bus 89: Xuất phát từ bến xe Yến Nghĩa đi bến xe Sơn Tây. Giá vé 9000 đồng
Sau khi đến bến xe Sơn Tây, du khách có thể đi taxi hoặc xe ôm đến làng cổ Đường Lâm.
di chuyển bằng xe bus đến làng cổ Đường Lâm

Đi bằng phương tiện cá nhân

Di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy từ Hà Nội đến Đường Lâm khá dễ dàng bởi cung đường của nó vô cùng thuận lợi:
  • Di chuyển theo hướng Đại lộ Thăng Long. Đến ngã ba Hòa Lạc rẽ phải, theo đường 21 qua Sơn Lộc, đến ngã tư giao với đường 32, du khách đi theo biển chỉ dẫn để vào làng cổ Đường Lâm
  • Di chuyển theo đường 32 đến thị xã Sơn Tây. Sau đó đến ngã tư giao với đường 21 thì rẽ trái để vào làng cổ.

Đi bằng xe khách

Xe khách cũng là một trong những hình thức di chuyển đến Làng cổ Đường Lâm được nhiều du khách lựa chọn hiện nay.
Từ Hà Nội, bạn bắt tuyến xe Mỹ Đình – Phú Thọ để đến Đường Lâm với thời gian dị chuyển khoảng 1h15 phút.

Nơi nghỉ ngơi và lưu trú khi du lịch Đường Lâm

Vì khoảng cách khá gần Hà Nội, do đó hiện nay du lịch làng cổ Đường Lâm du khách thường đi trong ngày nên dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ ở đây không phát triển mạnh.
Tuy nhiên, nếu muốn lưu trú tại đây, bạn có thể tham khảo một số khách sạn gần làng cổ Đường Lâm dưới đây:
  • Family Homestay Bavi – Địa chỉ: Thôn số 9, Hạt Kiểm Lâm Ba Trại, Xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội
  • Khách sạn Hương Ly – Địa chỉ: Thôn Quảng Phúc, Xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội
  • Khách sạn Lai Farm Ba Vì – Địa chỉ: Thôn Rùa, Xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội, Việt Nam
Cùng một số khách sạn, nhà nghỉ khác…..

Những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch làng cổ Đường Lâm

Du lịch Làng cổ Đường Lâm du khách không thể bỏ lỡ những điểm đến hấp dẫn, thú vị dưới đây.

Cổng làng Mông phụ

Để vào làng cổ Đường Lâm, du khách phải đi qua cổng là Mông Phụ. Đây là một trong những kiến trúc độc đáo, nơi lưu giữ vết tích của thời gian đồng thời là điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch.
 
cổng làng mông phụ
Cổng làng Mông Phụ là cổng duy nhất còn sót lại tại Đường Lâm.
​​​​​​ Di tích này được xây dựng từ thời Hậu Lê với lối kiến trúc độc đáo, tựa như một ngôi nhà hai mái dốc,
có trụ đỡ mái, và đầu nóc theo kiểu trên nhà, dưới là cổng.
Công Làng Mông Phụ - Đường Lâm
Cổng làng được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm
cùng lớp đá tổ ong bên cạnh là cây đa cổ thụ hơn 300 tuổi.
Cạnh cổng Mông Phụ là bến nước, ao sen tạo nên một khung cảnh đặc trưng của miền quê Bắc Bộ xưa cũ.

Đình làng Mông Phụ

Du lịch làng cổ Đường Lâm mà bỏ qua Đình làng Mông Phụ thì quả là một thiếu sót lớn. Ngôi đình này được xây dựng cách đây hơn 380 và tọa lạc tại khu đất trung tâm của làng với diện tích khoảng 1800m2.
Đình làng mông phụ

Đình làng Mông Phụ được thiết kế mang đậm nét kiến trúc Việt – Mường với nhà sàn và sàn gỗ cách đất. Đình hồm hai tòa đại bá và hậu cung, tại mỗi cột được chạm khắc hình rồng, phượng vô cùng ấn tượng.
Đình Làng Mông Phụ
Bên trong đình làng treo nhiều hoành phi câu đối. Nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị đặt sắc về văn hóa và kiến trúc do đó hấp dẫn khách du lịch trọng và ngoài nước.

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Nằm trong trung tâm của quần thể di tích làng cổ Đường Lâm, Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh đã và đang là điểm dừng chân hấp dẫn của nhiều du khách.
Nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh
Di tích này được xây dựng từ thời vua Tự Đức để thờ Thám hoa Giang Văn Minh.
Nhà thờ quay mặt về hướng Nam và có kiến trúc theo hình chữ “nhị”.
 
Nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh
Không chỉ là điểm đến tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách thích tìm hiểu về văn hóa, lịch sử mà hiện nay,
Nhà thời Thám hoa Giang Văn Minh còn được biết đến là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Các ngôi nhà cổ

Một trong những “đặc sản” hấp dẫn du khách khi du lịch làng cổ Đường Lâm là các ngôi nhà cổ. Với lối kiến trúc ấn tượng, độc đáo, nhà cổ Đường Lâm trở thành điểm nhấn đặc biệt của ngôi làng này.
Những ngôi nhà cổ tại đây đều được làm từ gỗ xoan tre, đá ong, gạch đất nung, ngói,… với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian.

Nhà cổ bà Điền

nhà cổ bà Điền

Nhà cổ bà Điền có tuổi đời hơn 200 năm, được xây dựng với lối kết cấu “nội tự ngoại khách” gồm 5 gian 2 dĩ, 3 gian chính giữa để đặt bàn thờ cúng tổ tiên và làm nơi tiếp khách.
nhà cổ bà Điền
Nhà nhà 3 gian theo lối truyền thống Bắc Bộ xưa, ngoài sân là những vườn hoa cùng chum rượu đã rất lâu đời, mang đến nét cổ kính, xưa cũ.

Nhà cổ ông Hùng

Nếu nhắc đến những ngôi nhà cổ nổi tiếng ở Đường Lâm thì không thể không kể đến nhà cổ Ông Hùng.
nhà cổ ông Hùng
Được xây dựng từ năm 1649, cho đến nay đã gần 400 năm tuổi với 12 đời sinh sống.
Nhà cổ ông Hùng được xem là ngôi nhà lâu đời nhất làng Mông Phụ.
 
nhà cổ ông Hùng
Nhà được kết cấu theo kiểu 5 gian 2 dĩ với 3 gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên, tiếp khách.
2 gian bên cạnh là phòng ngủ. Ngoài sân là các khóm hoa, chum rượu,….
Đến nay, nhà cổ Ông Hùng vẫn giữ được nguyên vẹn nét tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc Việt.

Nhà cổ ông Thể

nhà cổ ông thể
Nhà cổ ông Thể gồm 7 gian được thiết kế theo lối cổ truyền thống, tọa lạc tại xóm Xui, thôn Mông Phụ.
Đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách.
Đặc biệt, căn nhà được xây dựng hoàn toàn bằng mộng, không sử dụng đinh sắt.
 
nhà cổ ông Thể
Nhà cổ ông Thể đã trải qua 14 đời sinh sống, nơi đây nổi tiếng với nghề làm tương.
Đặt chân vào sân nhà, du khách sẽ thấy phảng phất mùi thơm cùng các chum tương được xếp san sát nhau ở sân.

Giếng cổ Đường Lâm

Cùng với nhà cổ, cây đa thì giếng làng mộc mạc là hình ảnh mà bất cứ người con nào của Đường Lâm khi xa quê đều nhớ đến. Những chiếc giếng cổ tại đây cũng là điểm tham quan du lịch hấp dẫn.
giếng cổ đường lâm
Trải qua hàng trăm năm, những chiếc giếng cổ tại Đường Lâm vẫn còn nguyên vẹn. Miệng giếng được ghép bằng những tảng đá ong màu nâu trầm, sần sùi vô cùng vững chãi, chắc chắn.​​​​​
 
giếng cổ đường Lâm
Giếng cổ tại Đường Lâm luôn đặt ở nơi thoáng mát, cao ráo, gần với trung tâm của làng.
Mỗi giếng là một không gian văn hóa quan trọng, là tim mạch và là nguồn sống của cả dân làng tại đây.

Đền thờ Phùng Hưng

Một trong những điểm dừng chân lý tưởng, thu hút du khách khi du lịch làng cổ Đường Lâm là đền thờ Phùng Hưng.
đền thờ Phùng Hưng
Mặc dù được lập ở nhiều nơi, tuy nhiên đền thờ Phùng Hưng ở làng cổ Đường Lâm được đánh giá là ngôi đền có quy mô lớn nhất với lối kiến trúc ấn tượng, độc đáo gồm Tả – Hữu Mạc, Đại Bái và Hậu Cung.
đền thờ Phùng Hưng
Trong đình, một số hoa văn, linh vật được trang trí như: đầu xà, bờ nóc, kèo, cột,….vô cùng ấn tượng.
Tượng Phùng Hưng được an tọa ở Hậu Cùng. Quanh đền có một số cây cổ thụ như: đa, lim, nhãn,….

Lăng và đền thờ Ngô Quyền

Nằm cách đền thờ Phùng Hưng khoảng 500m là lăng Ngô Quyền. Đây cũng là điểm tham quan hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến Đường Lâm.
Lăng và đền thờ Ngô Quyền
Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng ở đồi Cấm, phía trước đền là vũng Hùm chảy ra sông
Tích cùng cánh đồng lúa rộng. Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu.
 
Đền thờ Ngô Quyền
Đền thờ Ngô quyền được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, gồm có nơi đại bái, thờ tự, hậu cung và nhà bia.
Cách đền khoảng 100m là lăng vua Ngô được xây dựng với hình 4 mái trên bệ cao với tường xung quanh.

Café Làng

Nếu muốn tìm một chốn bình yên để nghỉ chân sau hành trình khám phá làng cổ Đường Lâm thì Café Làng là gợi ý lý tưởng dành cho du khách.
cafe làng
Là một quán cà phê nhỏ xinh bên đường, café làng mang những nét cũ kỹ của thời xưa với chiếc gỗ thô mộc và menu đồ uống rất rẻ. Không gian thanh bình, yên tĩnh nơi đây chắc chắn sẽ khiến du khách vô cùng thích thú. ​​
 
cafe làng
Những chiếc bàn ghễ mộc mạc, cũ kỹ mang hoài niệm cổ xưa. Nếu bạn muốn tìm một chốn thanh tĩnh để tạm quên đi những ồn ào, xô bồ của cuộc sống thường ngày, thì café Làng là nơi đáng để bạn ghé chân.
cafe làng
Nhâm nhi tách cà phê nóng hổi, thơm ngon với giá chỉ từ 20.000 đồng bạn sẽ có những giây phút lắng lại
và cảm nhận không gian thanh bình của cuộc sống nơi đây.

Chùa Mía

Chùa Mía
Chùa Mía là danh lam nổi tiếng xứ Đoài có hiệu là “Sùng nghiêm tự”.
Đây cũng là một trong những địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi du lịch Làng cổ Đường Lâm.

chùa mía
Chùa được xây dựng trên một quả đồi nằm giữa làng Đông Sàng, xã Đường Lâm.
​​​​​Cấu trúc chùa Mía bao gồm các tòa chính điện, tam quan, thương điện,
nhà tổ với hành lang nối kề nhau theo hình chữ Mục
​​

Đặc Sản Đường Lâm

Không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử hay các điểm đến hấp dẫn mà Đường Lâm còn thu hút du khách bởi những đặc sản khó cưỡng.
Nếu có dịp ghé chân tại làng quê yên bình này, đừng bỏ lỡ những món ngon dưới đây:

Gà mía

đặc sản đường lâm - gà mía
Gà mía là món ăn nổi tiếng ở Đường Lâm, trước kia chỉ dùng để tiến vua hoặc trong các dịp hội làng.
gà Mía đường Lâm
Gà mía lông vàng, chân nhỏ, luộc chín có màu trắng, da vàng và giòn.
Du lịch làng cổ Đường Lâm, đừng quên thưởng thức món ăn đặc sản này.

Bánh tẻ

Bánh Tẻ
Bánh tẻ ở đâu cũng có, những phải ăn món bánh này tại chính Đường Lâm bạn mới cảm nhận được hết vị ngon của nó. Bánh được gói bằng lá dong, thon dài, nhân trải đều theo sống lá. Bánh dẻo, thơm và có mùi vị vô cùng đặc trưng.

Kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng
Kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng
Đây là loại kẹo được làm từ các nguyên liệu dân dã như: lạc, vừng, đường, mạch nha,…..
Đây cũng là một trong những món ăn được du khách yêu thích khi đến làng cổ.  

Tương chấm

tương chấm
Nhắc tới các đặc sản của Đường Lâm thì không thể bỏ qua món tương chấm. Đây là món ăn phổ biến của người dân xứ Đoài. Tương dùng để chấm đậu rán, kho cá, chấm rau, kho thịt,…..với hương thơm và mùi vị khó cưỡng.
​​​

Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là cuốn cẩm nang du lịch làng cổ Đường Lâm bổ ích, trọn vẹn giúp bạn có chuyến đi ý nghĩa, vui vẻ và thuận lợi. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm.

CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH HOÀNG NGUYÊN
Địa chỉ: P.503,Tầng 5,Tòa nhà Viễn Đông, số 36 phố Hoàng Cầu, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024. 3795 0798
Email: [email protected]