Những điều thú vị về văn hóa nhật Bản
Tháng 12 là dịp cuối năm, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi. Đi du lịch, nhưng liệu bạn đã có đáp án cho câu hỏi tháng 12 nên đi du lịch nước nào chưa?
Những điều thú vị về văn hóa Nhật Bản – trang phục truyền thống Kimono
Thứ đầu tiên khi nhắc đến người Nhật, phải chăng là bạn cũng nhớ đến bộ trang phục truyền thống Kimono chứ?Trong tiếng Nhật, Kimono có nghĩa là “đồ để mặc” – hay chính là y phục Nhật. Kimono đã được người Nhật sử dụng trong suốt vài trăm năm. Tuy nhiên, ngày nay thì Kimono không còn được sử dụng hàng ngày như trước nữa. Mà chỉ sử dụng vào các dịp lễ tết, hay các lễ hội thôi.
Điểm đặc biệt trong bộ trang phục truyền thống này. Đó là bạn không cần phải lo lắng xem có mặc vừa hay không. Vì Kimono có 1 cỡ duy nhất, và người mặc chỉ cần bó y phục lại cho phù hợp với bản thân mình. Việc mặc Kimono cũng khá mất thời gian, và không thể tự mặc được. Và Kimono sẽ được kết hợp với guốc gỗ và bít tất Tabi màu trắng.
Trà đạo – một trong những điều thú vị về văn hóa Nhật Bản
Phát triển từ khoảng cuối thế kỷ VII, trà đạo đã trở thành một nghệ thuật thưởng thức trà. Cũng như là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản.Với chúng ta, có thể nó khá bình thường, nhưng đối với người Nhật cốc trà này lại rất đặc biệt. Vì nó mở ra 1 chân trời rộng lớn.
Tinh thần trà đạo được thể hiện qua 4 chữ: “Hòa”, “Kính”, “Thanh”, “Tịch”. Trong đó, “hòa” nghĩa là hòa bình; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bạn bè, con cháu; “Thanh” tức là thanh tịnh; Còn “tịch” là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.
Rượu Sake:
Nhắc tới Nhật Bản, còn nhắc đến một loại rượu đặc trưng. Đã có từ ngàn xưa của nơi đây, rượu Sake là một loại rượu nhẹ truyền thống. Được nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men và khá nhiều quy tắc. Dựa vào những thời điểm khác nhau, mà người Nhật cũng sẽ sử dụng các loại rượu khác nhau.
Trong văn hóa Nhật, người trẻ phải rót rượu cho người lớn tuổi nhất trước. Và khi có người rót rượu cho bạn. Bạn cần giữ cốc bằng 1 tay, và tay kia kê dưới cốc để thể hiện phép lịch sự. Đó cũng chính là một trong những điều thú vị về văn hóa Nhật Bản đấy.
Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp:
Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, có những quy tắc và lễ nghi mà mọi người đều phải làm theo. Đặc biệt, tất cả những lời chào bao giờ cũng đi kèm với 1 cái cúi chào sau cùng. Dựa vào địa vị hay các mối quan hệ xã hội mà những người tham gia giao tiếp sẽ có những quy tắc và lễ nghi cũng như cách cúi mình khác nhau.
Kiểu chào bình thường:
Trong kiểu chào này, thân mình cúi xuống khoảng 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà, mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn. Lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm. Đầu cúi cách sàn nhà 15cm.Kiểu Saikeirei:
Kiểu chào này thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo. Chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng. Để thự hiện kiểu cúi chào Saikeirie, chúng ta cúi xuống từ từ và rất thấp để biểu thị sư kính trọng sâu sắc nhất.
Kiểu khẽ cúi chào:
Trong kiểu chào này, thân và đầu hơi cúi trong khoảng một giây và hai tay để bên hông. Người Nhật thường chào nhau vài lần trong ngày. Nhưng chỉ lần đầu thì phải trang trọng. Còn những lần sau chỉ cần khẽ cúi chào.
Cành tre may mắn Fukusasa.
Cứ vào khoảng tháng 1 hàng năm, rất nhiều đền thờ ở Nhật lại tổ chức chợ phiên bán cành tre may mắn. Và chúng thường được gọi với cái tên Fukusasa. Cành tre này được biết đến như 1 vật trang trí, đem lại sự may mắn cho các doanh nghiệp địa phương.
Sự kiện lớn nhất phải nhắc đến lễ hội Toka Ebisu tại Osaka. Có tới hơn một triệu người đổ về nơi đây để mua Fukusasa. Vào những ngày này, hầu hết các đền thờ tại Osaka đều chật kín người. Sẽ phải rất vất vả nếu như bạn muốn có cho mình một cành tre may mắn ưng ý đấy. Chính vì vậy, đây cũng là 1 trong những điều thú vị về văn hóa Nhật Bản, mà Hoàng Nguyên muốn giới thiệu đến bạn.
Làm bánh Mochi, trong những dịp lễ tết.
Ngoài Kimono, văn hóa trà đạo, thì Mochi cũng là một trong những điều thú vị về văn hóa Nhật Bản. Mochi là một loại bánh gạo ngọt của Nhật. Gạo dùng để làm loại bánh này thường được ngâm qua đêm. Sau đó đặt trong một hộp gỗ “seiro” hấp trên lửa rồi nghiền thành bột mịn trong bát đá “usu”.Loại bánh này phổ biến ở khắp mọi nơi, bất cứ ai đến du lịch Nhật Bản. Cũng đều phải sắm 1 hộp bánh mocha về làm quà hoặc để ăn.
Nhưng lễ hội làm bánh mochi là một sự kiện rất có ý nghĩa. Các gia đình thường tự tay làm ra những chiếc bánh này trong mỗi dịp Tết nguyên đán.
Thả đèn lồng – những điều thú vị về văn hóa Nhật Bản.
Trong tiếng Nhật, Toro Nagashi có nghĩa là thả đèn lồng. Người Nhật thường tổ chức thả đèn trên các sông, hồ trong dịp lễ Obon. Để mang ý nghĩa tiễn đưa người quá cố về với thế giới của họ một cách yên bình, thanh thản.Ban đầu, lễ Obon được tổ chức với ý nghĩa tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Ngày nay, đây còn là dịp để các gia đình đoàn tụ, về thăm quê hương và thăm nom phần mộ tổ tiên. Ngoài ra, hàng năm, người Nhật còn tổ chức để tưởng niệm những nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ thả bom nguyên tử tại Hiroshima năm 1945.
Đón bình minh vào đầu năm mới:
Truyền thống của Nhật Bản, vào ngày đầu tiên của năm mới. Người Nhật sẽ thức dậy sớm để đón ánh bình minh. Đây cũng là một trong những điều thú vị về văn hòa Nhật Bản. Vì họ cho rằng, khi mặt trời mọc, cũng là lúc thần tuổi tác Toshigamisama xuất hiện. Mọi người cầu chúc cho bản thân và gia đình một năm mới hạnh phúc. May mắn cũng như tài lộc.
Vào ngày đầu năm, các gia đình tại Nhật có phong tục cùng gia đình chuẩn bị một bữa sáng truyền thống thịnh soạn. Trong ngày này cũng có rất nhiều hoạt động tín ngưỡng và giải trí được diễn ra.
Và một số điều “lạ lẫm” nữa trong những điều thú vị về văn hóa Nhật Bản:
- – Khi nhờ vả hay làm phiền ai đó. Hãy nói cảm ơn hoặc xin lỗi
- – Tập tục tặng quà Tết và quà Trung thu
- – Khi đi vệ sinh trong nhà vệ sinh kiểu Nhật thì phải quay vào
- – Ở Nhật, không được phép đưa tiền tips cho nhân viên.
- – Trước khi vào nhà, phải cởi giày quay mũi ra ngoài. Sau khi vào nhà thì phải đi bằng dép đi trong nhà.
- – Ăn những món sống như cá,…
- – Trong nét ẩm thực Nhật Bản, khi ăn mỳ ramen hay Soba. Phát ra tiếng xì xụp càng to càng tốt. Như thế mới thế hiện được là món ăn rất ngon.
Bài viết liên quan
- Du lịch Hoàng Nguyên là Đại lý ủy thác của Đại sứ quán Nhật Bản(09/01/2018)
- Thông báo về việc kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ xin cấp visa Nhật Bản tiêu chuẩn(18/01/2018)
- Chiêm ngưỡng 3 địa điểm tuyết rơi ở Việt Nam(09/01/2018)
- ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DU LỊCH NHẬT BẢN(04/09/2018)
- CẨM NANG DU LỊCH HÀN QUỐC(19/01/2018)
- 10 ĐIỂM THĂM QUAN TUYỆT VỜI CHO CHUYẾN DU LỊCH HÀN QUỐC(19/01/2018)
- 13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul(25/01/2018)
- 10 Món ăn Hàn Quốc ngon ở Seoul(06/02/2018)
- Điều cần biết khi đi Thường Châu cổ vũ U23 Việt Nam(26/01/2018)
- Ba ngày tuyệt vời ở Sydney(22/06/2019)