Bản đồ tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt và đường đi đến

 

Nếu bạn đang có kế hoạch đi du lịch ở Đà Lạt, bạn nhất định không thể bỏ qua Thiền viện Trúc Lâm - thiền viện lớn nhất tại Đà Lạt toạ lạc trên núi Phụng Hoàng. Hàng năm, thiền viện đón rất nhiều đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và hành hương.

Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn bản đồ tham quan Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và đường đi đến đây, cùng những thông tin liên quan để bạn tham khảo nhé.

Đôi nét giới thiệu về Thiền Viện Trúc Lâm

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử, toạ lạc trên đường Trần Thánh Tông, phường 10, Tp. Đà Lạt. Thiền viện nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km, ngự trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm.

Thiền viện có 4 khu vực là ngoại viện; khu tịnh thất; hoà thượng viện trưởng và khu nội viện tăng, nội viện ni.
Nếu bạn muốn tìm hiểu các khoá đi tu ngắn hạn hay dài hạn tại thiền viện, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại liên hệ của thiền viện là: 0263 3827 565. 

Thiền viện Trúc Lâm mở cửa đón khách tham quan và các phật tử từ 5 giờ và đóng cửa lúc 21 giờ.
 

Hình ảnh Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt 1

Toàn cảnh thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Hoạt động của Thiền Viện 

Thiền viện có các khóa học thiền và khóa tu ngắn hạn, dài hạn. Thiền viện là nơi nghiên cứu, thực hành Thiền tông với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam có từ thời nhà Trần.

Trong đó, có hai khu vực chính để thiền tập là nội viện tăng và nội viện ni (dành cho nữ tu). Mỗi ngày tu sĩ ngồi thiền 2 tiếng và một ngày ngồi thiền 3 thời.


Các công trình kiến trúc phụ của Thiền viện

Ngoài những khu vực chính, Thiền viện Trúc Lâm có một số công trình kiến trúc khác như:

  • Nhà Tổ nằm sau chánh điện, là nơi thờ tượng tổ sư Bồ Đề Đạt Ma làm bằng đá trắng.

  • Phòng tiếp khách: dành để tiếp khách ở xa. Không gian ở đây khá rộng rãi và trang trọng.

  • Phòng phát hành sách kinh, ấn phẩm Phật giáo, ảnh lưu niệm và các vật lưu niệm khi hòa thượng đi giáo hóa ở trong và ngoài nước.

Thiền viện đã được trao giải thưởng điểm du lịch được hài lòng nhất do báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng nhiều năm liền.

Vườn hoa là nơi mà du khách không thể bỏ qua khi đến Thiền viện. Vườn hoa có rất nhiều hoa lạ, hiếm có như sim tím, phù dung, bông gòn Úc,... do các tăng ni ươm trồng và cấy ghép.

Thiền viện xây dựng từ năm 1993 và hoàn thành vào năm 1994. Do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng, Trần Đức Lộc và kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế dựa trên ý tưởng của  người sáng lập Thiền viện: Hòa Thượng Thích Thanh Từ.
Lịch sử của Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Theo tương truyền, vào một đêm năm 1986 hòa thượng Thích Thanh Từ nằm mộng thấy mình ôm cổ Phụng Hoàng bay lên. Tỉnh giấc, ngài suy nghĩ và lựa chọn Đà Lạt nơi có khí hậu mát mẻ và thanh vắng để xây dựng Thiền viện để chúng tăng tu đạo thành chính quả.

Ngài đã lên ý tưởng và lựa chọn khu vực phía trên núi Phụng Hoàng để xây dựng.

Thiền viện bắt đầu xây dựng từ năm 1993 và hoàn thành vào năm 1994. Dựa trên ý tưởng của hòa thượng Thích Thanh Từ, các kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng, Vũ Đức Lộc và đặc biệt là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (kỹ sư thiết kế Dinh Độc Lập) là những người tham gia thiết kế Thiền viện.

Hiện nay, trụ trì Thiền Viện là Thượng tọa Thích Thông Phương, đệ tử kiệt xuất của viện trưởng Thích Thanh Từ.
Năm 2015, được viện Trúc Lâm hoàn thiện 2 công trình nữa là khu tháp thờ Xá Lợi và ngũ lầu thờ tượng Phật Thích Ca được làm từ vàng và ngọc bích do các phật tử Thái Lan dâng tặng Thiền viện. 

 

Một số hình ảnh về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Hình ảnh Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt 2

 

Cổng lên thiền viện Trúc Lâm

Hình ảnh Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt 3

Phong cảnh phía trước của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Hình ảnh Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt 3

Sảnh chính diện của Trúc Lâm thiền viện

Hình ảnh Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt 4

Gác trống tại Trúc Lâm thiền viện

Hình ảnh Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt 6

Lầu chuông tại thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thông tin du lịch, tham quan Thiền Viện Trúc Lâm 

Bạn có thể đến tham quan Thiền viện miễn phí  từ 5 giờ sáng đến 21 giờ tối các ngày trong tuần.
Khi đến tham quan, rất nhiều du khách hỏi thăm về website thiền viện trúc lâm Đà Lạt, tuy nhiên hiện tại Thiền viện chưa có trang web chính thức.


Đường đi tới Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Để đến Thiền viện Trúc Lâm, bạn có thể đi bằng cáp treo hoặc đi từ chợ Đà Lạt để đến Thiền viện.

Nếu bạn đi bằng cáp treo, bạn lựa cáp treo từ đồi Robin sang Thiền viện. Hiện tại, giá vé cáp treo vào khoảng 50 nghìn đồng nếu bạn đi 1 chiều, và 70 nghìn đồng nếu mua vé khứ hồi đi 2 chiều. 

Nếu bạn chọn đi từ chợ Đà Lạt đến Thiền viện bạn có thể đi như sau: Chợ Đà Lạt -> rẽ trái Trần Quốc Toản -> đi thẳng gặp bùng binh -> đi thẳng đường 3 tháng 4 -> đến đèo Prenn.

Đi đến giữa đèo Prenn thấy bên tay phải có tượng Phật vàng lớn bạn rẽ phải sẽ tới thẳng Thiền viện Trúc Lâm.


Bản đồ tham quan Trúc Lâm Thiền Viện

Từ Hồ Tuyền Lâm du khách có thể lên Thiền viện bằng đường nhỏ 140 bậc thang đá hoặc đi vòng đường sau để lên Thiền viện.

Từ cổng, du khách sẽ đi qua cổng tam quan và vào thẳng khu chánh điện rộng 192 m2.

Trong chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền.

Bên trái sân chánh điện là gác trống, bên phải là lầu chuông.

Bên phải gác trống có thư viện, đi qua gác trống sẽ đến cổng của khu nội viện tăng và nội viện ni.

Bản đồ tham quan thiền viện Trúc Lâm

Bản đồ tham quan thiền viện Trúc Lâm

Những địa điểm du lịch gần chùa Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

  • Thác Datanla cách đèo Prenn 100m.

  • Hồ Tuyền Lâm cách Thiền viện Trúc Lâm 140 bậc thang đá. Hoặc từ Thiền viện đi vòng xuống đường lớn sẽ đến hồ.

  • Đường hầm điêu khắc (đường hầm sét) cách Thiền viện 5km.

  • Cáp treo đồi Robin ở ngay đầu đèo Prenn dài 2,3km.

Địa điểm ăn uống tốt quanh Thiền Viện

Đến Thiền viện bạn có thể nghỉ ngơi, ăn trưa, uống nước tại nhà hàng ở trạm cáp treo trước cổng Thiền viện hoặc một số quán ăn khác bên trái cổng Thiền viện.

Nếu bạn tham quan Hồ Tuyền Lâm có thể gặp một số nhà hàng, quán cafe phục vụ các món ăn và thức uống khá ngon.

Hoặc bạn có thể dùng bữa tại dịch vụ ăn uống ở thác Datanla.    


Những lưu ý cần nắm rõ khi đến Thiền Viện

Thiền viện Trúc Lâm là nơi tu hành của Phật tử và là nơi thanh tịnh nên khi đến Thiền viện cần lưu ý:

  • Không tụ tập buôn bán trong Thiền viện

  • Mặc trang phục lịch sự, không mặc quần ngắn, váy ngắn hoặc trang phục nhạy cảm.

  • Khi vào chánh điện, phải bỏ giày dép bên ngoài.

  • Không chụp ảnh, quay phim trong chánh điện.

  • Khu vực nội viện tăng, nội viện ni là nơi khách tham quan không được vào.

  • Nếu là người già, người chân yếu không nên đi xuống Hồ Tuyền Lâm theo lối 140 bậc thang đá

  • Đường lên Thiền viện có một đoạn dốc và nguy hiểm, du khách có thể đi đường phía sau Thiền viện.

  • Đến Thiền viện, du khách sẽ được giữ xe miễn phí.

Tham khảo Tour đi Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Với nhu cầu tham quan du lịch tại Đà Lạt ngày một tăng, Hoàng Nguyên đã mở tour du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm tham quan Thiền Viện Trúc Lâm và 9 điểm du lịch nổi tiếng khác, đó là:

  • Đồi Robin

  • Thiền Viện Trúc Lâm

  • Thác Datanla

  • Biệt Điện Bảo Đại

  • Nhà Ga Đà Lạt

  • Làng Hoa Vạn Thành

  • Thung Lũng Vàng

  • Vườn Dâu Tây

  • LangBiang

Xem chi tiết: Tour du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm

Trên đây là những chia sẻ về bản đồ tham quan Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, đường đi đến Thiền viện Trúc Lâm và những thông tin liên quan để bạn tham khảo.

Chúc bạn sẽ có chuyến đi ý nghĩa và nhiều trải nghiệm tại nơi đây.