Xin visa schengen nước nào dễ nhất? Hồ sơ cần chuẩn bị những gì
Sau đây, hãy cùng Công ty CP Du Lịch Hoàng Nguyên tìm hiểu những thông tin cần thiết xoay quanh việc xin visa schengen nhé. Hi vọng, đó sẽ là những kiến thức thật sự hữu ích cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này.
Visa schengen là gì?
Trong thực tế, có nhiều người hay nhầm tưởng schengen là liên minh châu Âu EU. Song điều đó không hoàn toàn đúng. Bởi nhiều quốc gia thuộc EU nhưng không nằm trong schengen, điển hình như Anh, Romania,… Và ngược lại, một số quốc gia không thuộc EU song vẫn thuộc schengen như Na Uy, Thụy Sỹ,…
Đáp án chính xác nhất schengen là một hiệp ước được ký kết năm 1985 bởi 26 quốc gia. Bao gồm: Bỉ, Thụy Sỹ, Áo, CH Séc, Đức, Đan Mạnh, Pháp, Phần Lan, Estonia, Hy Lạp, Hungary, Ý, Iceland, Latvia, Malta, Luxembourg, Na Uy, Tây Ban Nha, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Thụy Điểm, Slovakia, Slovenia, Lithuania, Litva. Nội dung chính của hiệp ước là đồng ý mở rộng biên giới bằng cách cho phép tự do đi lại giữa các nước thành viên. Vậy visa schengen là gì?
Visa schengen là loại visa cho phép người sở hữu được nhập cảnh và tự do đi lại giữa 26 nước thuộc khối schengen. Ngoại trừ ở một số quốc gia lãnh thổ có thêm một số quy định hạn chế. Song nhìn chung thì visa schengen có giá trị cho tất cả các nước thành viên. Khi có được thị thực này sẽ rất tiện lợi cho những ai có nhu cầu đi du lịch hoặc công tác dài ngày tại các nước Châu Âu.
Xin visa schengen nước nào dễ nhất
Theo quy định cấp visa, visa schengen có thể được cấp bởi đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của bất cứ nước nào thuộc schengen. Có nghĩa là bạn có thể xin ở bất cứ quốc gia nào trong khối. Tuy nhiên, do đặc thù quy định pháp lý khác nhau. Nên sẽ có những nước bạn xin visa khó hơn, và có những nước xin sẽ dễ hơn. Vậy thực tế thì trong 26 nước thành viên, xin visa schengen nước nào dễ nhất?
Theo thống kê thực tế, người Việt thường khó xin được visa schengen ở các nước như:
+ Nước Anh: do thủ tục khá phức tạp
+ Đức: hạn chế thời gian lưu trú
+ CH Séc: do tình trạng xuất khẩu lao động sau CH Séc nhiều nên phải xếp hàng xin chờ lâu
+ Ba Lan: xét duyệt gắt gao với người Việt do tỉ lệ bỏ trốn lại khá cao.
Ngược lại nếu muốn tìm một nước cấp visa schengen dễ. Chúng ta có thể tìm đến: Pháp, Ý, Hà Lan hoặc Tây Ban Nha. Đây là những quốc gia cấp visa cho bạn mà không nhất định cần người bảo lãnh. Điển hình nhất là Pháp. Đây được xem là quốc gia xin visa schengen dễ nhất bởi chính sách thu hút khách du lịch. Đặc biệt thời gian lưu trú tại Pháp có thể cho phép đến 90 ngày.
Với những thông tin này, hẳn chúng ta đã biết xin visa schengen nước nào dễ nhất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa cứ đi đến Châu Âu là chúng ta sẽ nộp hồ sơ vào các quốc gia này. Cũng như không phải việc dễ xin là đồng nghĩa với cứ nộp hồ sơ là được cấp visa.
Ví dụ như nếu bạn muốn thăm thân tại Đan Mạch. Nhưng bạn lại nộp hồ sơ xin thị thực schengen tại Pháp thì khả năng bị đánh rớt khá cao. Hoặc nếu trong trường hợp bạn chuẩn bị hồ sơ không đúng quy định, hồ sơ không đạt thì ngay cả khi bạn nộp vào quốc gia dễ như Pháp, bạn hoàn toàn có thể bị từ chối.
Hồ sơ xin visa schengen cần những gì?
Để đảm bảo tỉ lệ được duyệt visa schengen cao nhất. Khi nộp hồ sơ xin cấp, chúng ta phải chú ý kê khai đầy đủ các giấy tờ theo quy định. Bao gồm:
1 . Giấy tờ về thông tin cá nhân
+ Đơn xin cấp Visa schengen khai đầy đủ thông tin
+ Ảnh KT 3.5*5.5
+ Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 6 tháng, ít nhất 2 trang trắng. Cần nộp bản chính và photo đầy đủ các trang thông tin và trang có dấu nếu có.
+ CMND hoặc thẻ căn cước công dân
+ Sổ hộ khẩu dịch thuật công chứng tiếng Anh
2 . Giấy tờ chứng minh tài chính
+ Giấy xác nhận tiền gửi tiết kiệm ngân hàng tối thiểu 100 triệu đồng, thời gian gửi từ 3 tháng trở lên
+ Bản sao kê thẻ tín dụng trong 3 tháng, có xác nhận từ phía ngân hàng
+ Bản sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất ( thường là sao kê tài khoản nhận lương hàng tháng), có xác nhận từ phía ngân hàng.
3 . Giấy tờ chứng minh công việc
+ HĐLĐ, đơn xin nghỉ phép và bảng lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của công ty.
+ Xác nhận sinh viên của trường ĐH, CĐ nếu đang là sinh viên
+ Nếu là chủ doanh nghiệp cần nộp hồ sơ ĐKKD, kê khai thuế của công ty.
4 . Giấy tờ cho chuyến đi
+ Hợp đồng bảo hiểm du lịch mua tại các công ty bảo hiểm
+ Bản in vé máy bay điện tử điểm đến là các quốc gia châu Âu có trong lịch trình, vé khứ hồi về Việt Nam. Để tránh rủi ro trường hợp bị từ chối visa, bạn nên để chế độ thanh toán sau.
+ Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn cho tất cả các điểm đến. Chú ý thông tin phải phù hợp với lịch trình gửi kèm hồ sơ. Để tránh rủi ro, nên chọn khách sạn không tính phí khi cancel phòng.
+ Bảng thông tin lịch trình chuyến đi được kê khai chính xác, chi tiết và phù hợp thông tin đặt vé máy bay, phòng khách sạn.
+ Thư bày tỏ nguyện vọng viết bằng tiếng Anh, thể hiện mong muốn được đi du lịch/công tác châu Âu và cam kết sẽ tuân thủ mọi quy định.
Đây là những giấy tờ thủ tục không thể thiếu khi làm hồ sơ xin thị thực schengen. Nếu không đảm bảo các giấy tờ này thì tỉ lệ được duyệt sẽ rất thấp. Ngay cả khi bạn xin visa ở các nước “dễ tính” nhất.
Lưu ý khi làm visa schengen
Ngoài vấn đề tìm hiểu xin visa schengen nước nào dễ nhất để nâng tỉ lệ được duyệt hồ sơ lên. Khi làm visa schengen chúng ta còn cần phải lưu ý:
+ Không phải cứ mua tour du lịch thì sẽ xin visa schengen dễ dàng.
+ Xin visa lại nước khác khi bị từ chối ở nước trước đó. Nhiều người nhầm tưởng có thể làm như vậy, thậm chí là xóa thông tin cũ để xin cấp lại. Tuy nhiên thực tế thì một khi bạn đã bị từ chối. Nghĩa là thông tin trên hệ thống đã cập nhật. Khi bạn nộp lại hồ sơ vào nước khác vẫn bị tra ra. Trừ phi, bạn có một hồ sơ mới hơn.
+ Khi nộp hồ sơ toàn bộ các giấy tờ cần thiết đều phải mang theo bản chính để nhân viên Đại sứ quán/lãnh sự quán đối chiếu. Sau khi đối chiếu xong, bạn sẽ nhận về bản chính ngoại trừ hộ chiếu. Hộ chiếu sẽ được trả khi được cấp visa.
+ Toàn bộ hồ sơ phải được in mới và bản sao đều phải trình bày trên khổ A4.
+ Khi nộp hồ sơ xin cấp visa cần chú ý nếu chỉ đến 1 nước, bạn phải xin visa ở Đại sứ quán/Lãnh sự quán của nước đó. Còn nếu bạn đi từ 2 nước trở lên, phải xin visa ở nước sẽ lưu trú lâu nhất. Trong trường hợp thời gian lưu trú bằng nhau thì xin visa ở nước đầu tiên đặt chân đến.
+ Phí xin visa schengen là 60€ ~ 1.500.000vnđ, chỉ trả bằng tiền VND. Với trẻ em 6 – 12 tuổi phí là 35€ ~ 900.000vnđ. Lệ phí này sẽ không được hoàn chỉ trừ trường hợp hồ sơ không được tiếp nhận.
Thời gian xin visa là bao lâu
Thời gian trung bình theo quy định khi xét duyệt hồ sơ xin cấp visa schengen là 15 ngày. Nếu hồ sơ cần xác minh thêm, thời gian có thể kéo dài 30 ngày. Trong một số trường hợp, thời gian xét hồ sơ và xác minh có thể lên đến 2 tháng. Đây là mốc thời gian được quy định khi xin visa. Bạn nên chú ý nộp hồ sơ sớm khi có dự định để tránh trường hợp chậm trễ, trì hoãn chuyến đi bởi vấn đề của visa.
Có visa schengen đi được những nước nào
Như trên chúng ta đã nói, schengen là hiệp định ký kết giữa 26 nước thành viên cho phép cư dân tự do di chuyển qua lãnh thổ của nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc có visa schengen chúng ta sẽ có thể đi đến 26 nước trong khối. Bao gồm: Bỉ, Thụy Sỹ, Áo, CH Séc, Đức, Đan Mạnh, Pháp, Phần Lan, Estonia, Hy Lạp, Hungary, Ý, Iceland, Latvia, Malta, Luxembourg, Na Uy, Tây Ban Nha, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Thụy Điểm, Slovakia, Slovenia, Lithuania và Litva.
Bên cạnh việc được phép di chuyển đến 26 quốc gia trong khối. Khi có visa schengen chúng ta còn sở hữu các đặc quyền như:
+ Miễn Visa đến Mexico nếu là visa còn thời hạn và là loại sử dụng nhiều lần. Thời gian lưu trú cho phép có thể lên đến 180 ngày.
+ Miễn visa vào Bulgari
+ Miễn visa vào Rumani
+ Khi xin visa Thổ Nhĩ Kỳ không cần phải có thư mời gốc
+ Miễn visa vào Belarus trong thời gian 5 ngày
+ Không cần chứng minh tài chính khi xin visa Hàn Quốc
+ Tăng tỉ lệ được duyệt khi xin visa của Anh, Mỹ, Canada.
Xem thêm: Hộ chiếu Việt Nam đi du lịch được bao nhiêu nước không cần Visa?
Với những thông tin được chia sẻ chi tiết ở trên, bạn đã nắm rõ thông tin về visa schengen? Cũng như việc biết xin visa schengen nước nào dễ nhất? Hẳn là có không ít việc cần phải xử lý để thuận lợi có trong tay thị thực đi đến các nước Châu Âu đúng không nào.
Trong trường hợp cần được hỗ trợ về thông tin xin cấp visa, thông tin đặt vé máy bay hay mua tour du lịch. Quý khách hàng vui lòng liên hệ công ty CP Du Lịch Hoàng Nguyên.
Thông tin liên hệ:
Công ty cổ phần Du lịch Hoàng Nguyên
Hotline: 0989 558 738 - 0243 7950 798
Du lịch Hoàng Nguyên – Luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên mỗi chuyến đi!
Bài viết liên quan
- Du lịch Hoàng Nguyên là Đại lý ủy thác của Đại sứ quán Nhật Bản(09/01/2018)
- Thông báo về việc kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ xin cấp visa Nhật Bản tiêu chuẩn(18/01/2018)
- Chiêm ngưỡng 3 địa điểm tuyết rơi ở Việt Nam(09/01/2018)
- ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DU LỊCH NHẬT BẢN(04/09/2018)
- CẨM NANG DU LỊCH HÀN QUỐC(19/01/2018)
- 10 ĐIỂM THĂM QUAN TUYỆT VỜI CHO CHUYẾN DU LỊCH HÀN QUỐC(19/01/2018)
- 13 địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm nếu đi Seoul(25/01/2018)
- 10 Món ăn Hàn Quốc ngon ở Seoul(06/02/2018)
- Điều cần biết khi đi Thường Châu cổ vũ U23 Việt Nam(26/01/2018)
- Ba ngày tuyệt vời ở Sydney(22/06/2019)